Sáng kiến hay Ấn Độ dùng xơ dừa trong làm đường giao thông
Sáng kiến hay Ấn Độ dùng xơ dừa trong làm đường giao thông
Ở Ấn Độ, vải địa kỹ thuật dừa đang được sử dụng để làm đường giao thông ở các vùng nông thôn. Vải địa kỹ thuật xơ dừa là loại vải 100% tự nhiên, có thể phân hủy sinh học được làm từ sợi xơ dừa. Chúng ta hãy cùng nhau xem các công đoạn sản xuất từ đầu đến cuối và đường được làm như thế nào
Bộ trưởng Tài chính TM.Thomas Isaac cho biết hôm thứ bảy rằng Bộ Công chính (Public Works Department -PWD) đã đồng ý sử dụng thử nghiệm vải dệt từ xơ dừa trên một số tuyến đường tại Kerala(*).
Các nghiên cứu của các cơ sở giáo dục hàng đầu đã chứng minh hiệu quả của sợi tự nhiên trong các ứng dụng gia cố vỉa hè và cải tạo đất. Bộ trưởng đã khai mạc một hội thảo quốc gia về “sử dụng và thiết lập các ứng dụng thân thiện với môi trường đối với vải dệt từ xơ dừa” do Bộ Phát triển xơ dừa ở đây tổ chức .
Độ bền và tính hiệu quả về chi phí của việc sử dụng vải dệt từ xơ dừa đã được thử nghiệm trong các nghiên cứu về các con đường ở nông thôn do Trường Cao đẳng Kỹ thuật (Engineering College) Thiruvananthapuram và Đại học Khoa học và Công nghệ Cochin tiến hành.
Nhiều tuyến đường khác nhau ở Thiruvananthapuram, Thanneermukkam và Thuravur đã cho kết quả khả quan về độ bền và hiệu quả kinh tế.
Bộ Công chính (PWD) sẽ sử dụng vật liệu này trên đoạn đường Ambalappuzha-Thiruvalla khoảng 3 km trong một thử nghiệm cơ bản. Theo Bộ trưởng, cần có những cuộc kiểm tra khác của Bộ Công chính (PWD) và chi phí bổ sung cần thiết cho các nghiên cứu như vậy sẽ do Vụ Phát triển xơ dừa hỗ trợ.
Các cơ quan có liên quan cho phép sử dụng vải dệt từ xơ dừa dạng keo trên các Quốc lộ. Chính quyền Karnataka đã cho phép sử dụng loại vải địa kỹ thuật dừa cho nhiều dự án khác nhau bao gồm bảo vệ đập chứa nước.
Chính quyền Kerala đã có kế hoạch kết hợp Mahatma Gandhi National Rural Rural Guarantee (bảo đảm việc làm nông thôn) trong các chương trình bảo vệ đất và nước khác nhau. Theo các tiêu chuẩn đã được sửa đổi của đề án, các giới hạn về chi tiêu cho chi phí nguyên vật liệu đã được tăng lên, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng vải dệt từ xơ dừa dạng keo trên quy mô lớn.
Bộ trưởng cho biết thực tiễn hiện tại của bờ biển Kerala thì việc ngăn ngừa xói mòn bờ biển có thể được thay thế bằng sợi xơ dừa trên các công trình xây dựng. Khoảng 14,5% diện tích đất của Kerala là dễ bị ngập lụt; 53 % đường bờ biển dễ bị xói mòn; 4.626 km đường bộ quốc lộ nằm trong khu vực dễ bị ngập lụt; 695 km đường nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đất và 254 km đường ven biển nằm trong khu vực nguy hiểm. Theo ông, việc gia cố các tuyến đường như vậy với các loại vải dệt từ xơ dừa sẽ tốn hàng tỉ đồng.
Các công nhân xơ dừa truyền thống có thêm việc làm nếu việc kinh doanh và ứng dụng địa kỹ thuật làm bằng sợi xơ dừa của các doanh nghiệp được cải thiện. Những nỗ lực đang được thực hiện để nâng cấp máy móc trong ngành để tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.
CPRadhakrishnan, Chủ tịch Uỷ ban Xơ dừa, kêu gọi giới thiệu một khóa học kỹ thuật về công nghệ xơ dừa ở Kerala.
Anathalavattom Anandan, Phó chủ tịch, Uỷ ban Xơ dừa; N.Padmakumar, Giám đốc, Phát triển Xơ dừa; Kumararaja, Thư ký, Hội đồng quản trị Xơ dừa; R.Nazar, Chủ tịch, Tiểu bang Kerala Tập đoàn State Coir; Sheila Evangeline, Giáo sư, Trường Cao đẳng Kỹ thuật, Thiruvananthapuram; và những người khác đã thông tin như vậy.
Dịch từ Ấn phẩm: COCOMMUNITY, VOL. XLVII NO. 3, 1 March 2017